Sau khi quốc gia, xã tắc được bình yên, Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông trở về hành cung Vũ Lâm (thuộc Ninh Bình ngày nay) xin xuất gia cầu đạo với Quốc sư Huệ Tuệ, khởi đầu cho sự nghiệp tu hành của người xuất gia tam giới. Năm 1299, Ngài trở về kinh thành Thăng Long, rồi thẳng tiến lên núi Yên Tử, tinh cần tu hạnh đầu đà lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Ngài cho dựng chùa, giảng pháp, độ Tăng. Người học Phật quy tụ về Yên Tử rất đông. Đồng thời, Ngài đã thống nhất ba dòng thiền: Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, Vô Ngôn Thông, và Thảo Đường thành lập lên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với tư tưởng nhập thế “Cư trần lạc Đạo”, “Hòa quang đồng trần” là dòng thiền mang bản sắc riêng của Đại Việt. Phật giáo Trúc Lâm đặc trưng là lấy tâm của mỗi chúng sinh làm tâm của Đức Phật tổ, lấy ý muốn của mọi người dân Việt Nam làm ý muốn của một đấng Minh quân, một vị Phật tổ. Hương Vân Đại Đầu Đà Trần Nhân Tông đã thường xuyên đi các nơi để giảng dạy Phật pháp. Ngài không chỉ hoằng pháp ở khắp vùng thành thị, thôn quê mà còn du lãm ra cả các vùng đất bên ngoài; không phải chỉ ở trong nước, mà còn đến cả các nước lân bang Năm 1304, Ngài chống gậy trúc dạo đi khắp các địa phương, xóm làng trong nước để khuyến khích muôn dân giữ gìn năm giới, tu hành thập thiện, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không đúng chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan, xây dựng chính tín Đến khi hóa duyên đã hết, Phật hoàng Trần Nhân tông trở về Ngọa Vân để nhập niết bàn vào mùng 01/11/1308 (Âm lịch). Phật hoàng đã nhìn nhận Ngọa Vân phải là nơi rất là phúc địa - địa linh cho nên ngài đã tìm về đây trở về đây để nhập niết bàn; và để lại cho con cháu một tư tưởng lớn, một tài sản lớn, tài sản vô hình, tài sản tinh thần văn hóa tâm linh tại Ngọa Vân.
Hướng về cội nguồn Phật giáo Trúc Lâm Sáng ngày 30/3/2025, trong không gian linh thiêng của khu di tích Am Chùa Ngọa...
Xem ngaySự kiện do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Văn hóa Ngọa Vân Yên Tử và Câu lạc...
Xem ngayCông hạnh Tam Tổ Trúc Lâm và những đóng góp của Đệ Nhị Tổ Pháp Loa đối với Đạo pháp và dân tộc được tái hiện qua nghệ...
Xem ngayPháp Loa tôn giả (1284-1330) là vị tổ thứ hai của thiền phái Trúc Lâm, kế thừa sự nghiệp hoằng dương chánh pháp từ Ph...
Xem ngayNgọa Vân Tự nghĩa là “chùa nằm trên mây”. Ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển, chùa có địa thế đẹp, tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân mây phủ, có hai dãy núi ôm vòng hai bên, phía trước có ngọn núi nhỏ làm án, phía xa là thung lũng với dòng sông Cầm uốn quanh. Chùa được xây dựng vào thời Trần, được tôn tạo vào thời Hậu Lê. Kiến trúc của khu vực chùa có ba lớp. Trên cùng là am Ngọa Vân. Trong am có bệ thờ, trên đặt tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế nhập Niết bàn.
Zen Village ra đời với mong muốn mang đến những khoảnh khắc an bình nhất nhằm tái tạo năng lượng tích cực cho mọi du khách khi đến Ngọa Vân, với các hoạt động chính như thiền định – hành hương và tận hưởng thiên nhiên nguyên sơ.