Ngọa Vân Yên Tử đón tiếp diễn giả chính của VESAK 2025 - Tỳ Kheo Bhikkhu Bodhi

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Việt Nam nhân dịp Đại lễ VESAK Liên Hợp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8/5 tại TP.HCM, Tỳ kheo Bhikkhu Bodhi đã có mặt tại Ngọa Vân Yên Tử, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh, để thực hiện chuyến viếng thăm đầy ý nghĩa đến vùng đất thiêng nơi Đức vua Trần Nhân Tông tu hành và hóa Phật.
"Qua tìm hiểu về Phật giáo ở Việt Nam, Tôi đã biết Thiền phái Trúc Lâm tại đây cũng được sáng lập bởi một vị Vua bỏ ngai vàng để trở thành một vị Phật - điều đó thật đáng tôn kính"
Tiếp nối nghi lễ thiêng liêng, Tỳ kheo và phái đoàn đã tham dự buổi thiền trà giao lưu cùng chư tôn đức tăng ni và Phật tử tại chùa Ngọa Vân.

Tỳ kheo Bhikkhu Bodhi đã lắng nghe những bài kệ thiền và thi ca mang tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm như “Cư Trần Lạc Đạo”, “Đăng Bảo Đài Sơn” và “Xuân Cảnh”.
Khi một bạn trẻ đặt câu hỏi: “Ngài có lời khuyên gì dành cho giới trẻ trong việc tìm hiểu và áp dụng Phật pháp vào đời sống?”, Tỳ kheo Bhikkhu Bodhi nhấn mạnh:
Bên cạnh đó Tỳ Kheo cũng chia sẻ: Tôi hiểu được những nét đẹp trong tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm và vai trò của Phật giáo Việt Nam trong kho tàng trí tuệ Phật giáo thế giới.
“Điều đầu tiên và quan trọng nhất là thanh thiếu niên
cần phải giữ giới”
“Việc giữ giới rất quan trọng giúp mình có đời sống đạo đức, thanh tịnh. Đặc biệt trong thời đại người ta sống chạy theo vật chất, theo lối sống hưởng thụ, người ta không thỏa mãn với nhu cầu, mong muốn của mình. Nên sống giản dị, biết hài lòng với những gì mình đang có thì chúng ta dễ có đời sống an lạc, hạnh phúc hơn”
Sự hiện diện của Tỳ kheo Bhikkhu Bodhi tại nơi từng ghi dấu hành trình tu hành và hóa Phật của Đức vua Trần Nhân Tông không chỉ là niềm vinh dự của Ngọa Vân, mà còn mang ý nghĩa là cầu nối tâm linh giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới trong hành trình lan tỏa tinh thần từ bi - trí tuệ - hòa bình.

Đôi nét Tiểu Sử Ngài Bhikkhu Bodhi

Bhikkhu Bodhi (Tỳ-kheo Bồ Đề) sinh năm 1944 tại New York, Mỹ. Ngài hoàn tất học vị Tiến sỹ Triết học tại Đại học Claremont, Mỹ vào năm 1972. Ngài là tu sỹ Phật giáo theo truyền thống Theravāda.

Từ năm 1965 khi còn là sinh viên Ngài đã quan tâm đến Phật giáo và sau khi hoàn tất học vị Tiến sỹ Ngài đã du hành sang Sri Lanka và thọ giới Sa-di. Năm 1973, Ngài thọ giới Tỳ-kheo với giới sư là Ngài Ānanda Maitreya, một vị sư học giả Phật giáo thuộc hàng ngũ lãnh đạo của Sri Lanka thời bấy giờ.

Năm 1984, Ngài được bổ nhiệm làm Chủ biên Hội xuất bản kinh sách Phật giáo ở Kandy, Sri Lanka, sau đó Ngài được bầu làm Chủ tịch Hội này. Ngài đã sinh sống và làm việc tại Sri Lanka hơn 20 năm.

Năm 2002 Ngài trở về New York. Hiện nay, Ngài cư ngụ tại Tu viện Chuang Yen, New York và giảng dạy Phật pháp tại đây và tại Bodhi Monastery ở New Jersey. Ngài cũng là Chủ tịch Hội Phật giáo Hoa Kỳ (Buddhist Association of the United States), Chủ tịch sáng lập Quỹ Phật giáo Cứu trợ toàn cầu (Buddhist Global Relief) nhằm mục đích cứu trợ nạn đói và nạn thất học toàn cầu.

Ngài là dịch giả, tác giả và chủ biên nhiều tác phẩm Phật học giá trị là: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Kinh Tập Nipata, Cẩm nang Tổng hợp Vi Diệu Pháp...Các tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt gồm có: Bát Thánh đạo: con đường chấm dứt khổ đau (The Noble Eightfold Path: Way to end suffering); Hợp tuyển lời Phật dạy từ Kinh tạng Pāḷi (In the Buddha’s Words: An Anthology of Discourses from the Pāḷi Canon); Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội (The Buddha’s teachings on social and communal harmony).

Ngài là diễn giả chính của VESAK 2025 tổ chức từ ngày 6 đến ngày 8/5/2025 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Các tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt gồm có: Bát Thánh đạo: con đường chấm dứt khổ đau (The Noble Eightfold Path: Way to end suffering); Hợp tuyển lời Phật dạy từ Kinh tạng Pāḷi (In the Buddha’s Words: An Anthology of Discourses from the Pāḷi Canon); Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội (The Buddha’s teachings on social and communal harmony).
Trong giây phút trang nghiêm nơi non thiêng Ngọa Vân - nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành và đắc đạo - hành trình viếng thăm của Tỳ kheo Bhikkhu Bodhi chính là sự kết nối thiêng liêng giữa hiện tại và quá khứ, giữa Việt Nam và thế giới, giữa tinh thần Thiền Trúc Lâm và mạch chảy Phật giáo toàn cầu

Một số khoảnh khắc đáng nhớ của Tỳ kheo Bhikkhu Bodhi cùng phái đoàn tại Ngọa Vân Yên Tử

"Thiên nhiên ở đây rất tuyệt vời, cảnh đẹp hùng vỹ của mây & núi như một bức tranh thơ mộng mà vẫn sống động - khiến tôi cảm thấy rất bình an, thư thái, tĩnh tại"